Dây Nhảy Mạng Là Gì? Vai Trò Và Cách Sử Dụng Dây Nhảy Mạng
Viết bởi viettv ngày 12/07/2024 20:42:00. Chuyên mục Tin tức
Dây nhảy mạng là loại dây cáp quan trọng hoàn thiện quá trình kết nối, truyền dẫn dữ liệu giữa các thiết bị trong hệ thống mạng. Hãy cùng STAPHONE khám phá nhiều hơn các thông tin cơ bản, phân loại và các ứng dụng phổ biến của dây nhảy mạng qua bài viết này nhé.
Khi mà công nghệ ngày càng được ứng dụng nhiều vào đời sống, việc truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị mạng được quan tâm nhiều hơn. Đây cũng chính là lý do dây nhảy mạng ra đời và là một phần quan trọng trong hệ thống truyền dẫn của mạng Lan.
I. Dây nhảy mạng là gì?
Dây nhảy mạng là một loại dây dẫn được sử dụng để kết nối các thiết bị mạng với nhau, chẳng hạn như máy tính, router, switch, và modem. Chúng giúp truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị trong mạng nội bộ (LAN) hoặc giữa các mạng khác nhau.
Dây nhảy mạng thường không quá dài, chúng sở hữu độ dài từ 0,5 - 5 mét. Lựa chọn chiều dài và kích thước của dây cáp tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, khoảng cách kết nối giữa các thiết bị.
Dây nhảy mạng
Khác với dây cáp mạng thông thường khi dây nhảy mạng có 2 đầu được nối được bấm sẵn các đầu mạng RJ45. Việc sử dụng dây nhảy mạng cũng vô cùng đơn giản khi chỉ việc cắm trực tiếp các đầu dây nhảy vào các thiết bị mạng trong hệ thống là được. Sử dụng dây nhảy giúp bạn truyền tải tín hiệu ổn định từ switch đến các thiết bị khác trong cùng hệ thống, truyền tải tín hiệu từ switch đến các thanh patch panel, hay truyền tải tín hiệu từ các ổ cắm mạng (office box) đến các thiết bị như: wifi, PC,…
II. Phân loại dây nhảy mạng
Nắm bắt được những nhu cầu sử dụng cơ bản của người dùng, người ta đã phân loại dây nhảy mạng dựa trên các tiêu chí sau.
Phân loại theo độ dài
Dây nhảy mạng có độ dài đa dạng phổ biến như 0,5m; 1m; 2m; 3m, 5m hoặc 7m và 10m. Khách hàng nên lựa chọn loại dây phù hợp với khoảng cách cần kết nối giữa các thiết bị, thông thường 2 đơn vị đo độ dài dây nhảy mạng chuẩn là mét và feet, nếu tính theo đơn vị feet thì cần chú ý 1ft=0.3048m để dễ dàng đo lường và chọn mua.
Phân loại theo loại cáp
Dây nhảy mạng có thể sử dụng các loại cáp mạng khác nhau, phổ biến nhất hiện nay là dây nhảy Cat5e và Cat6, được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu cụ thể về tốc độ truyền dữ liệu, khoảng cách và hiệu suất trong mạng LAN.
Vậy dây nhảy mạng Cat5e và Cat6 có điểm gì khác biệt? Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai loại cáp này chính là tốc độ đường truyền của chúng.
Dây nhảy Cat5e được ưu tiên lắp đặt cho các mạng với tốc độ 100Mbps hoặc 1Gbps, với hiệu suất hoạt động đạt mức 100MHz. Còn đối với Cat6, hiệu suất này lên đến 250MHz, được ứng dụng ở nhiều hệ thống mạng khác nhau.
Ngoài ra, để dễ dàng phân biệt các loại dây cáp, hoặc các khu vực mạng nhà sản xuất đã thiết kế dây cáp mạng với nhiều màu khác nhau như xanh nước biển, đỏ, vàng. Như vậy từ các tiêu chí trên, khi lựa chọn dây nhảy mạng bạn cần chú ý đến các yếu tố về màu sắc, chiều dài và loại cáp mạng sử dụng để lựa chọn được dây nhảy mạng phù hợp.
Các loại dây nhảy mạng
Một số dây nhảy mạng đang được nhiều khách hàng của STAPHONE lựa chọn như:
- Dây nhảy mạng Cat5e 1m CommScope
- Dây nhảy mạng Cat5e 2m CommScope
- Dây nhảy mạng Cat6 1.5m CommScope
- Dây nhảy mạng Cat6 2m CommScope
III. Tầm quan trọng của dây nhảy mạng
Dây nhảy mạng là một phụ kiện mạng quan trọng để giúp cho hệ thống mạng hoạt động trơn tru. Là cầu nối trực tiếp giữa các thiết bị mạng trong hệ thống LAN, dây nhảy mạng nổi bật với 4 chức năng sau.
Kết nối các thiết bị mạng
Kết nối từ Switch đến Patch Panel: Dây nhảy mạng được sử dụng để kết nối các cổng RJ45 trên Switch với các cổng tương ứng trên Patch Panel. Việc sử dụng Patch Panel giúp việc quản lý hệ thống cáp mạng trở nên gọn gàng, khoa học và dễ dàng hơn.
Kết nối từ Switch đến máy tính: Dây nhảy mạng được sử dụng để kết nối cổng RJ45 trên Switch với cổng mạng RJ45 trên máy tính, giúp máy tính truy cập mạng LAN và Internet.
Kết nối từ Modem/Router đến Switch: Dây nhảy mạng được sử dụng để kết nối cổng WAN trên Modem/Router với cổng Uplink trên Switch, tạo đường truyền Internet cho toàn bộ hệ thống mạng.
Kết nối từ ổ cắm mạng đến máy tính: Dây nhảy mạng được sử dụng để kết nối ổ cắm mạng RJ45 với cổng mạng RJ45 trên máy tính, giúp máy tính truy cập mạng LAN và Internet.
Ngoài ra, dây nhảy mạng còn được sử dụng để kết nối các thiết bị mạng khác như: Camera IP, Máy in mạng, Điện thoại IP, …
Truyền tải dữ liệu hiệu quả
Dây nhảy mạng là phương tiện truyền dẫn tín hiệu mạng giữa các thiết bị được kết nối. Dây nhảy mạng có chất lượng tốt sẽ đảm bảo tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh chóng, ổn định và ít bị lỗi.
Mở rộng hệ thống mạng
Dây nhảy mạng giúp việc mở rộng hệ thống mạng trở nên dễ dàng và linh hoạt. Khi cần thêm thiết bị mới vào hệ thống mạng, chỉ cần sử dụng dây nhảy mạng để kết nối thiết bị mới với Switch hoặc Patch Panel.
Tăng tính thẩm mỹ cho hệ thống mạng
Dây nhảy mạng có nhiều màu sắc khác nhau, giúp tăng tính thẩm mỹ cho hệ thống mạng. Việc sử dụng dây nhảy mạng cùng màu với các thiết bị mạng khác sẽ tạo nên một hệ thống mạng đẹp mắt và chuyên nghiệp.
>> THAM KHẢO THÊM:
- Các Chia Sẻ Về Cáp Đồng Trục Tại STAPHONE
- Vai Trò, Cấu Tạo Và Tác Dụng Của Dây Nhảy Quang
IV. Địa chỉ mua dây nhảy mạng chất lượng cao, chính hãng giá tốt nhất
Thị trường ngày càng sôi động với nhiều đơn vị cung cấp dây cáp mạng và các thiết bị điện khác, người dùng sẽ bị choáng ngợp và khó khăn trong việc lựa chọn nhà cung cấp uy tín. Với nhiều năm có mặt trên thị trường, STAPHONE tự hào là đơn vị mang đến những sản phẩm, thiết bị, phụ kiện Điện tử - Viễn thông - Tin học uy tín, giá tốt cho người dùng. STAPHONE hiện đang phân phối các sản phẩm dây nhảy mạng chính hãng Commscope, Alantek, LS với đầy đủ (CO, CQ) cùng giá thành cạnh tranh nhất trên thị trường.
Đến với STAPHONE bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ mua hàng nhiều ưu đãi hấp dẫn, được tư vấn tận tình bởi đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm. Chúng tôi cam kết sản phẩm chính hãng, chất lượng, giá thành tốt nhất thị trường!
Hy vọng với những chia sẻ ở trên quý vị đã có thêm nhiều thông tin bổ ích về các sản phẩm dây nhảy mạng. Lựa chọn được loại dây nhảy mạng phù hợp sẽ giúp cải thiện chất lượng đường truyền mạng, nâng cao hiệu quả của hệ thống mạng từ đó phục vụ tốt nhu cầu sử dụng hàng ngày của người dùng!