Trong một hệ thống mạng Lan gồm có nhiều thành phần bao gồm dây cáp mạng Lan, dây nhảy mạng, bộ chia mạng… và một thiết bị quan trọng không thể thiếu đó là Patch Panel. Vậy Patch Panel là gì, có bao nhiêu loại và ứng dụng của nó ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây để nắm được một số kiến thức cơ bản nhưng vô cùng hữu ích về thiết bị này nhé.
Patch Panel được hiểu nôm na là một dạng bảng cắm với thiết kế tiêu chuẩn 19 Inch dùng để gắn lên tủ rack. Thiết kế mặt trước của thiết bị này là những ổ cắm mạng RJ45, còn mặt sau có dạng bảng hoặc các nhân được tách rời, bên trong có các rãnh đặt sẵn để phục vụ mục đích bấm các loại dây mạng như CAT5, CAT5E hoặc CAT6. Như vậy, công dụng chính của Patch Panel sẽ là cho phép người sử dụng quản lý hệ thống mạng một cách dễ dàng và khoa học, từ đó có thể đưa ra những biện pháp ứng phó kịp thời khi xảy ra bất cứ sự cố nào với đường truyền mạng.
Về cách thức đấu nối, bên trong tủ rack kích thước 19 Inch người ta sẽ lắp đặt Patch Panel. Dây mạng được cắm nối từ các thành phần bên trong hệ thống mạng như các điểm nút mạng hay ổ cắm và cuối cùng sẽ được nối vào mặt sau của thiết bị Patch Panel. Đối với mặt trước của thiết bị này thì người ta thường kết nối với modem, router hoặc switch thông qua các cổng kết nối có sẵn RJ45.
Hiện nay có các sản phẩm Patch Panel đang rất phổ biến trên thị trường như Nexans N521.663 + N420.660 Patch Panel LANmark 24 cổng Cat6 kiểu trượt, Nexans N500.206/ N424.600 Patch Panel Essential-6 Cat6 24 cổng, Patch Panel 24 port Cat5e LS-PP-24P-E-LWM + LS-MJ-UC5E-WH-ERI… Cần chú ý tới thông số của sản phẩm để tìm mua được thanh panel phù hợp với loại dây cáp mạng mà bạn đang sử dụng.
- Phân loại theo nhân
Về cách thức phân loại theo nhân thì thiết bị này được chia làm 2 dạng: dạng nhân liền và dạng nhân rời. Mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Đối với dạng nhân liền thì mặc dù nó giúp tiết kiệm thời gian lắp đặt và có giá thành rẻ hơn tuy nhiên nếu như chỉ cần một nhân panel hư hỏng thì người sử dụng sẽ phải thay mới toàn bộ thanh panel.
Đối với loại nhân rời thì ưu điểm vượt trội chính là người sử dụng có thể thay thế những nhân bị hỏng một cách riêng biệt, chính vì vậy mà Patch Panel nhân rời vẫn được ưa chuộng sử dụng hơn.
- Phân loại theo số cổng
Còn một cách thức phân loại Patch Panel khác đó là dựa vào số cổng (port) của thiết bị. Với cách phân loại này thì sẽ có 2 dạng chính được sử dụng nhiều nhất đó là loại 24 cổng và loại 48 cổng. Ngoài ra cũng có loại 16 cổng tuy nhiên được sử dụng ít phổ biến hơn.
Phân loại theo chuẩn cáp mạng
Nếu như phân loại Patch Panel dựa trên các loại cáp mạng theo tiêu chuẩn thì chúng ta có hai loại đó là Patch Panel CAT5E và Patch Panel CAT6.
- Giúp quản lý hệ thống mạng
Việc ứng dụng Patch Panel đen lại nhiều lợi ích to lớn, kể cả đối với hệ thống mạng quy mô lớn hay rất lớn. Trước tiên nó cho phép các kỹ thuật viên hoặc các nhà quản lý có thể dễ dàng nhận biết các cổng mạng bằng cách dán nhãn và đánh dấu lên từng cổng theo các nhóm khác nhau. Trong đó bao gồm hệ thống máy in, máy tính, Voice-over-IP (VOIP). Như vậy việc sử dụng Patch Panel để chia nhóm các thiết bị khiến cho công việc quản lý hệ thống trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
- Cho phép mở rộng hệ thống
Một hệ thống mạng thuận tiện phải là hệ thống cho phép mở rộng quy mô mà không làm xáo trộn quá nhiều các dây nối hoặc mất nhiều thời gian chuyển đổi và lắp đặt thiết bị. Khi sử dụng Patch Panel thì người sử dụng chỉ cần đấu nối dây dẫn tới thiết bị mới được thêm vào từ thanh panel và nếu cần có thể lắp thêm switch hay router một cách dễ dàng.
- Tối ưu hóa đường truyền
Việc sử dụng Patch Panel sẽ giúp bạn kết nối với switch một cách dễ dàng và nhanh chóng. Bởi thông thường với thiết kế đầu RJ45 thì không thể cắm trực tiếp dây cáp vào switch kể cả khi đã bấm đầu RJ45 bởi không thể bấm chuẩn đầu RJ45 được. Chính vì vậy người ta phải cắm nối thông qua Patch Panel thông qua dây nhảy mạng (một loại sợi cáp có sẵn đầu rj45) để kết nối Patch Panel và switch. Từ đó giúp tối ưu hóa đường truyền của hệ thống mạng.
Patch Panel thường được sản xuất phù hợp với các loại tủ rack 24 cổng hoặc 48 cổng. Để lắp đặt thiết bị này thì trước hết cần chuẩn bị một cờ-lê giúp gắn thanh panel vào 2 thanh được bố trí 2 bên tủ rack bằng cách vặn chặt đai ốc lục giác vào bulong. Tiếp theo sử dụng dao cài phiến để đấu và cố định các đường dây cáp mạng vào các mặt sau của thanh panel tại những rãnh có sẵn.
Thứ tự các bước lắp đặt Patch Panel như sau:
Bạn lưu ý khi đấu nối hãy đọc kỹ các chú thích về số thứ tự của cổng mạng hay các chuẩn 586A hoặc 586B được dán nhãn ở phía mặt sau của Patch Panel. Như vậy khi bấm cáp mạng theo chuẩn thì phải sử dụng rãnh có chuẩn tương ứng.
Các dây mạng phải được đấu theo hướng ngoài và dây thừa phải được cắt bỏ bằng cách sử dụng dao cài phiến. Tránh đấu dây mạng theo chiều hướng vào bên trong bởi có thể sẽ cắt đứt dây mạng từ phía trong. Khi đấu nối có thể sử dụng các loại dây buộc để dây mạng được cố định và sắp xếp một cách gọn gàng. Không thì có thể mua thêm một thanh Cable Management, hay còn gọi là thanh quản lý cáp.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về thiết bị Patch Panel mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Nếu như bạn đang có nhu cầu sử dụng Patch Panel mà chưa biết mua Patch Panel ở đâu? Địa chỉ bán Patch Panel chính hãng, giá tốt nhất Hà Nội? Cách sử dụng và lắp đặt Patch Panel? Tại sao phải dùng Patch Panel? Hãy đến ngay với chúng tôi Vật tư - thiết bị điện STAPHONE – Đơn vị uy tín về các loại Patch Panel cao cấp, chính hãng có thể phục vụ đầy đủ cho nhu cầu của khách hàng. Việc lựa chọn một Patch Panel có ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống của chính bạn, vì thế hãy là một người khách hàng thông minh!