STAPHONE - Vật tư, Thiết bị Điện Nhẹ
Hỗ trợ khách hàng
0974.002.002
Tài khoản
Đăng nhập
Giỏ hàng
0

Dây Nhảy Quang Là Gì? Vai Trò, Cấu Tạo Và Tác Dụng Của Các Loại Dây Nhảy Quang

Viết bởi Staphone ngày 16/06/2021 16:17:00. Chuyên mục Tin tức

Dây nhảy quang luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu của khách hàng có nhu cầu lắp đặt các hệ thống mạng cáp. Để làm quen, tìm hiểu về loại thiết bị này hãy cùng tham khảo chia sẻ của Staphone dưới đây nhé!

Dây Nhảy Quang (Patch Cord)

Dây Nhảy Quang (Patch Cord)

I. Dây nhảy quang là gì?

Dây nhảy quang hay còn gọi là dây Patch Cord, dây nhảy cáp quang là một đoạn dây cáp quang được gắn 2 đầu kết nối là các chuẩn khác nhau được dùng để trung chuyển, kết nối các thiết bị chuyển đổi tín hiệu quang với nhau. 

Dây nhảy quang được thiết kết với khoảng cách từ 3m, 5m, 10m, 15m, 20m, 30m... phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng.

Hai đầu nối Connector của dây có rất nhiều dạng như APC, UPC, PC, SC, ST, LC… phù hợp với nhiều thiết bị khác nhau. 

>> Tìm hiểu về đầu nối Fast Connector

II. Vai trò, ứng dụng của các loại dây nhảy quang

Dây nhảy quang xuất hiện mang đến sự linh hoạt, thuận tiện cho người sử dụng hệ thống mạng quang. Các loại dây nhảy quang dùng để kết nối từ hộp ODF đến thiết bị quang điện hoặc giữa hai ODF với nhau nên quá trình truyền tải dữ liệu trực tiếp, nhanh chóng và gọn nhẹ hơn rất nhiều lần. Không những thế, nhờ có dây nhảy quang mà người dùng tiết kiệm được nhiều khoản chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng và truyền tải hình ảnh, audio, video,... thậm chí là chương trình truyền hình cáp đòi hỏi một cách kỹ lưỡng, nhanh chóng, sắc nét.

Tùy thuộc vào cấu tạo của mỗi loại sẽ có tác dụng khác nhau. Cụ thể như sau:

- Đầu SC sử dụng với các bộ chuyển đổi quang điện

- Đầu LC dùng với các Module quang chuyển đổi tín hiệu vào Switch, các thiết bị Converter.

- Đầu FC dùng với các hệ thống truyền tải tín hiệu hình ảnh, âm thanh (CCTV, AHD-CVI-TVI…) là các bộ chuyển đổi tín hiệu video sang quang.

- Đầu dây ST là khác biệt hơn hẳn, loại đầu này được dùng với các hệ thống Rơ le và bộ chuyển đổi E1 (Ethernet), hiện nay đầu ST không còn được sử dụng nhiều nữa và chỉ còn dùng để bảo dưỡng hoặc thay thế trong các hệ thống cũ.

Thời buổi hiện nay Internet cáp quang với những đặc điểm nổi trội hơn hẳn cáp đồng đang được ưa chuộng và trở thành xu thế của người dùng , việc này cũng có nghĩa dây nhảy quang cũng sẽ trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Hiên nay đã có rất nhiều nhà sản xuất đã phân phối ra thị trường các loại dây nhảy quang bấm sẵn là sự kết hợp của các đấu nối với nhau: dây nhảy quang SC – SC (2 đầu SC), dây nhảy quang SC -LC (1 đầu SC – 1 đầu LC), dây nhảy quang LC – LC ( 2 đầu LC), dây nhảy quang ST (ST – ST Multimode), dây nhảy quang FC-FC ( 2 đầu FC)...

Dưới đây là 3 loại dây nhảy thông dụng nhất hiện nay

1. Dây nhảy quang SC – SC

Dây nhảy quang SC – SC

Dây nhảy quang SC – SC các loại Multimode hoặc Singlemode, dây nhảy SC/UPC – SC/UPC và dây nhảy SC/APC – SC/APC có chiều dài tùy theo yêu cầu của khách hàng, không hạn định nhưng thông thường các loại dây có sẵn thường là các loại 3m, 5m, 10m, 20m, 30m… Loại dây nhảy SC – SC dùng được cho các thiết bị converter quang điện, thiết bị mạng và các thiết bị viễn thông khác. Số lần kết nối của loại dây này lên đến 1000 lần, con số cụ thể này chứng tỏ thời gian sử dụng của chúng rất lâu, lâu bền với thời gian, với mọi điều kiện thời tiết. Hơn nữa, độ bền còn được thể hiện ở việc chúng có thể kéo dãn tải trọng 100 N, thời gian kiểm tra ít nhất 5h, kết quả là độ suy hao < 0,3 Db. Độ suy hao chèn không chỉ đạt tiêu chuẩn quốc tế mà còn vượt quá tiêu chuẩn < 0,2 Db.

>> Xem chi tiết dây nhảy SC-SC Multimode và dây nhảy SC-SC Singlemode

2. Dây nhảy quang SC – LC

Dây nhảy quang SC – LC

Dây nhảy quang SC – LC cũng tương tự như dây SC- SC cũng có đầy đủ các loại Singlemode, Multimode, Multimode OM3 hai loại dây Simplex và Duplex. Loại dây này có các màu cam, vàng chanh và xanh dương chuẩn kết nối 2 đầu: SC và LC vô cùng linh hoạt phù hợp rất nhiều loại thiết bị đã và đang trở thành sản phẩm được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất thời điểm hiện tại. Dây nhảy quang SC – LC đem đến sự tiện dụng trong thi công và lắp đặt hệ thống camera qua cáp quang, các hệ thống mạng Lan nội bộ, các hệ thống truyền hình CATV…

3. Dây nhảy quang FC - FC

Dây nhảy quang FC - FC

Dây nhảy quang FC-FC là sản phẩm được sử dụng trong các ứng dụng như : dùng trong mạng truyền dẫn Camera, mạng truyền hình cáp trung tâm, mạng truy cập FTTx, FTTH giữa các Switch. Đây là thiết bị tiếp nối giữa hộp nối và thiết bị. Với đặc trưng UPC, thiết bị dây nhảy quang sẽ tăng độ suy hao cần thiết tiếp cận khoảng nhạy, đặc trưng của công nghiệp truyền hình. Cũng tương tự với dây nhảy quang SC – LC, dây nhảy quang FC-FC có chiều dài phụ thuộc vào yêu cầu và nhu cầu sử dụng của khách hàng, có thể là 3m, 5m, 10m, 15m, 20m, 30m,…

Đem đến giải pháp đáp ứng các yêu cầu của hệ thống, giá thành lại không hề đắt đỏi dây nhảy cáp quang là sự lựa chọn được ưu tiên số một với các kỹ sư hệ thống.

>> Xem báo giá đày đủ các loại dây nhảy quang

III. Các phương pháp đấu nối dây nhảy quang

Như đã chia sẻ bên trên, cấu tạo của dây nhảy quang thực chất là một đoạn cáp quang được bấm 2 đầu nối Connector. Vì thế  bên cạnh sử dụng các loại dây nhảy bấm sẵn (được khuyến nghị nên sử dụng) bạn cũng có thể tự đấu nối dây nhảy quảng quang để sử dụng. Trong thực tế có khá nhiều phương pháp đấu nối dây nhảy quang. Trong khuôn khổ bài viết Staphone này sẽ điểm lại 4 cách đấu nối dây nhảy thông dụng nhất: hàn nhiệt, mài đầu nối tiếp xúc, bấm đầu quang, hàn cơ học.

1. Phương pháp hàn nhiệt

Đây là cách đấu dây nhảy sử dụng một sợi cáp quang đã được bấm sẵn một đầu, sử dụng nhiệt độ cao của máy hàn quang để nung chảy và kết dính mối nối lại với nhau. Phương pháp này có ưu điểm là đầu nối quang ở đây được mài sẵn bởi nhà sản xuất, hỗ trợ kết nối với tỉ lệ suy hao và mức độ phản xạ thấp. Tuy nhiên, chi phí các thiết bị tương đối lớn, cần có nguồn điện tại chỗ cũng như công nhân cần phải có một số hiểu biết nhất định.

2. Phương pháp mài đầu nối tiếp xúc

Được sử dụng từ năm 1980, mài đầu quang vẫn là phương pháp nhiều người lựa chọn bởi có độ suy hao thấp, đáng tin cậy và chi phí thấp. Tuy vậy. chúng có nhược điểm là cách thức thực hiện rất phức tạp và mất thời gian loại bỏ các chất keo dính trong quá trình thi công.

3. Phương pháp bấm đầu quang

Phương thức này tuy sử dụng các đầu nối mài sẵn nhưng không kèm theo đoạn sợi quang ngắn. Việc thực hiện khá đơn giản, người dùng chỉ cần tuốt và cắt sợi bằng các công cụ chuyên dụng, sau đó luồn vào bên trong đầu nối. Tiếp theo đó là sử dụng bộ công cụ bấm đầu thích hợp để khóa giữ sợi quang với đầu nối cáp quang. Thao tác này khá dễ dàng, nhanh chóng, có thể thực hiện ở những không gian hẹp hay vị trí trên cao nhưng chi phí vật tư lại khá cao, độ suy hao cao hơn hàn nhiệt và không có khả năng tái sử dụng khi bấm đầu dây bị lỗi.

4. Phương pháp hàn cơ học

Cũng giống như hàn nhiệt sử dụng sợi Pigtail nhưng hàn cơ học lại không sử dụng thiết bị hàn. Người dùng tiến hành qua các công đoạn như cắt, tuốt đầu sợi bằng các công cụ chuyên dụng, giữ chúng dính lại với nhau nhờ một thành phần được gọi là mối nối cơ khí. Phương thức này được thực hiện nhanh gọn, ít sử dụng công cụ chuyên môn nhưng lại mất nhiều chi phí vật tư, độ suy hao lớn.

Hi vọng với những kiến thức căn bản trên đây về việc sử dụng dây nhảy quang, quý khách hàng có thể có những quyết định đúng đắn và hợp lý nhất trong việc lựa chọn cũng như tiến hành thực hiện cách thức đấu nối dây nhảy. 

Bên cạnh dây nhảy quang, nếu các bạn còn có bất cứ thắc mắc gì về vật tư, thiết bị khi triển khai lắp đặt cáp quang hãy liên hệ nga Staphone để được tư vấn chi tiết nhé!

CHÍNH SÁCH GIAO HÀNG
Nhận hàng và thanh toán tại nhà
THANH TOÁN TIỆN LỢI
Trả tiền mặt, CK, trả góp 0%
HỖ TRỢ NHIỆT TÌNH
Tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc
ĐỔI TRẢ DỄ DÀNG
Dùng thử trong vòng 3 ngày